Món Ngon Khó Cưỡng Từ Hàu Long Sơn

Thơm ngon, bổ dưỡng và tinh tế là ba từ chính xác nhất để miêu tả những món ăn độc đáo được chế biến từ những chú hàu đủ kích thước.
Món ngon khó cưỡng từ hàu
Thơm ngon, bổ dưỡng và tinh tế là ba từ chính xác nhất để miêu tả những món ăn độc đáo được chế biến từ những chú hàu đủ kích thước.
 Hàu sốt pho mát cực ngon
Hàu sốt pho mát cực ngon.
 Mỳ hàu hấp dẫn
Mỳ hàu hấp dẫn.
 Hàu Milanese (kèm thịt xông khói, khoai tây nghiền và thảo mộc)
Hàu Milanese (kèm thịt xông khói, khoai tây nghiền và thảo mộc).
Hàu cà ri
Hàu cà ri.
 Hàu tẩm bột chiên giòn rụm
Hàu tẩm bột chiên giòn rụm.
 Bộ đôi hàu - sò điệp kết hợp ăn ý cho hương vị khó phai
Bộ đôi hàu - sò điệp kết hợp ăn ý cho hương vị khó phai.
 Hàu xào
Hàu xào.
 Hàu nướng
Hàu nướng.
Hàu rắc vừng thơm ngon ấn tượng
Hàu rắc vừng thơm ngon ấn tượng.
 Hàu nướng kèm nấm tự nhiên
Hàu nướng kèm nấm tự nhiên.
 Hàu Rockefeller từng được tổng thống Roosevelt khen ngợi là món hàu ngon nhất mà ông từng được thưởng thức
Hàu Rockefeller từng được tổng thống Roosevelt khen ngợi là món hàu ngon nhất mà ông từng được thưởng thức.
Hàu hầm giữ trọn được hương vị ngọt ngào của nó
Hàu hầm giữ trọn được hương vị ngọt ngào của nó.
“Gỏi” hàu dùng kèm nước sốt cocktail đặt trên một đĩa đá để đảm bảo độ tươi ngon cho thực khách thưởng thức
“Gỏi” hàu dùng kèm nước sốt cocktail đặt trên một đĩa đá để đảm bảo độ tươi ngon cho thực khách thưởng thức.
Nguồn: tienphong.vn

Mì Ý Sốt Hàu

Nguyên liệu:
- 80gr mì Ý.
- 100gr thịt hàu.
- 2 quả cà chua.
- 1/2 củ hành tây.
- 20gr nấm rơm.
- 1 thìa tương ớt, tương cà.
- Tỏi băm, dầu ăn.
- Gia vị: đường, bột nêm, dầu hào, tiêu.




Thực hiện:
- Rửa sạch hàu, để ráo nước, thái miếng vừa ăn.
- Thái hạt lựu hành tây, nấm rơm.
- Cà chua bỏ hạt, xay nhuyễn.
- Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho cà chua vào xào, nêm gia vị.
- Luộc chín mì Ý, vớt ra để ráo, cho vào đĩa.
- Phi thơm tỏi với chút dầu ăn khác, cho hàu, nấm, hành tây, sốt cà vào, nêm gia vị vừa ăn.
Rưới sốt lên mì, rắc tiêu, dùng nóng với tương ớt, tương cà.

Nguồn: Internet

Cháo Hàu - Cháo Hào Nấu Sen

Nguyên liệu:
- 4 con hàu.
- 1/2 củ cà rốt, 5 tai nấm rơm.
- 1/2 củ sen nhỏ.
- 30gr hạt sen.
- Hạt nêm, muối, đường.
- 1 nắm gạo.




Thực hiện:
- Vo gạo nấu cháo.
- Hàu tách lấy phần thịt.
- Nấm rơm thái lát mỏng, củ sen thái hạt lựu lớn, cà rốt gọt vỏ, thái hạt lựu.
- Hàu trụng sơ qua nước sôi để không làm dục nước cháo.
- Cháo vừa chín, cho hàu, hạt sen, củ sen, cà rốt vào nấu mềm, nêm hạt nêm, muối, đường vừa ăn.
Múc cháo ra bát, dùng nóng.

Nguồn: Internet



Cơm Hàu Tay Cầm

Nguyên liệu:
- 1,5 bát cơm trắng.
- 50gr dưa cải.
- 1 củ gừng nhỏ.
- 150gr thịt hàu.
- 1 quả trứng gà.
- 1 thìa cà phê tỏi xay.
- Bột nêm, tiêu, dầu ăn, ớt băm, rau mùi tây (ngò), hành tím.




Thực hiện:
- Thái mỏng hành tím.
- Rửa sạch dưa cải, thái nhuyễn.
- Rửa sạch hàu, để ráo, thái nhỏ.
- Gọt vỏ gừng, rửa sạch, thái sợi chỉ.
- Đun nóng dầu, phi thơm tỏi và hành tím, cho dưa cải, trứng, cơm, bột nêm vào đảo đều, cho vào thố.
- Phi thơm tỏi với chút dầu ăn khác, cho thịt hàu vào xào rồi cho vào thố cơm, rắc ớt, tiêu, sau đó đậy nắp, đun thêm vài phút.
Rắc rau mùi lên, dùng nóng.


Nguồn: Internet


Hàu Hầm Thố

Nguyên liệu:
- 200gr thịt hàu tươi.
- 3 nhánh sả tươi.
- 1 quả ớt sừng.
- 50gr rau mồng tơi.
- 200gr bún tàu.
- 50gr hành tây.
- 1 thìa súp dầu ăn.
- 1 bát nước dùng.
- Muối, bột nêm, nước mắm.




Thực hiện:
- Rửa sạch hàu, để ráo nước, ướp bột nêm, nước mắm.
- Lột bỏ vỏ ngoài của sả, băm nhỏ.
- Hành tây thái khoanh mỏng, xếp ra đĩa.
- Nhặt, rửa sạch mồng tơi, để ráo, bày ra đĩa.
- Rửa sạch bún tàu, để ráo.
- Cho dầu vào thố, đun nóng, cho sả, ớt vào phi thơm. Sau đó, cho nước dùng vào, nêm muối, nước mắm, bột nêm vừa ăn.
- Khi dùng, cho mồng tơi, bún tàu, hành tây, hàu vào nước sôi.
Món này dùng kèm nước mắm và ớt khoanh.


Nguồn: Internet


Hàu Đút Lò Phô Mai Và Rau Củ

Nguyên liệu:
- 100gr phô mai ememtal.
- 1kg hàu.
- 10gr cà rốt.
- 10gr bí ngòi.
- 10gr hạt bắp Mỹ.
- 50gr kem sữa béo.
- 30ml rượu vang trắng.
- 15gr bơ.
- 30ml nước dùng cá.
- 5gr rau mùi tây.
- Bột ớt, muối.




Thực hiện:
- Hàu nạy vỏ, rửa sạch với nước muối.
- Cà rốt, bí ngòi thái hạt lựu, rau mùi tây thái nhuyễn.
- Đun nóng chảy bơ, cho rượu vang vào với nước dùng cá, đun sắc lại, cho kem sữa béo vào, nêm gia vị.
- Rưới sốt lên hàu, cho cà rốt, bí ngòi, hạt bắp, rau mùi tây, bột ớt, phô mai lên, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180độC.
Món này dùng nóng rất ngon.


Nguồn: Internet


Hàu Né

Hàu Né


Nguyên liệu:
- 200gr thịt hàu tươi.
- 2 quả đậu bắp.
- Xà lách, rau thơm.
- Dầu hào, hành tím băm, tỏi băm, bột nêm, tiêu, dầu ăn.
- 1 thìa cà phê màu hạt điều.
- 1 thìa súp bơ.




Thực hiện:
- Rửa sạch hàu, để ráo.
- Băm nhỏ hành, tỏi.
- Thái mỏng đậu bắp.
- Rửa sạch rau thơm, xà lách, để ráo nước.
- Trộn các nguyên liệu: hàu, đậu bắp, bột nêm, màu hạt điều, dầu hào, tiêu, hành tím, tỏi, dầu ăn, để khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.
- Đốt nóng khuôn đầu bò, cho bơ vào đun nóng chảy, cho hỗn hợp vừa ướp vào trở đều.
Dùng nóng, tái hay chín tùy ý.


Nguồn: Internet


Hàu Nướng

Hàu Nướng


Nguyên liệu:
- 12 con hàu
- 30g ớt Đà Lạt xanh
- 30g ớt Đà Lạt vàng
- 30g ớt Đà Lạt đỏ
- Hành lá
- 1/2 thìa cà phê hành băm
- 1/2 thìa cà phê tỏi
- 1 thìa súp tương cà chua
- 1/3 bát giấm
- 1 thìa súp tương ớt
- 1 thìa súp đường
- 1/2 thìa cà phê hạt nêm
- Dầu ăn. Muối tiêu chanh.




Thực hiện:
- Hàu rửa sạch, đem trụng sơ, tách vỏ, rửa cho bớt cát rồi đặt lên trên một mặt vỏ.
- Kế tiếp, cho vào lòng nướng khoảng 3 phút với nhiệt độ lò 200oC.
-Ớt Đà Lạt xanh, vàng, đỏ, thái hạt lựu.
- Nước sốt: Tráng một lớp dầu ăn quanh chảo, phi thơm tỏi và gừng. Sau đó cho tương ớt, tương cà chua dảo đều rồi cho giấm, ớt Đà Lạt vào. Nêm đường, hạt nêm cho vừa ăn. Tắt lửa, cho hành lá thái khúc.
- Hàu chín xếp ra đĩa, rưới sốt lên. DỌn kèm với muối tiêu chanh.
- Khi tách vỏ hàu ra, bạn nên đặt hàu vào đĩa sâu lòng để có thể sử dụng nước hàu tiết ra làm sốt.


Nguồn: Internet


Canh Hàu Nấu Nấm Đông Cô

Canh Hàu Nấu Nấm Đông Cô

Nguyên liệu:

- 150g hàu khô
- 150g nấm đông cô
- Một ít miếng gừng và hành
- 2 muỗng rượu hoa điêu
- 3 muỗng dầu hào
- 1,5g muối
- 2,5g đường
- 7,5g tinh bột gà
- 250ml nước dùng gà



Cách làm:

1. Hàu ngâm nước nóng, rửa sạch; nấm đông cô ngâm nước nóng, rửa sạch.
2. Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào, cho gừng và hành vào phi thơm rồi cho tất cả nguyên liệu vào, sau đó cho rượu, nước dùng gà và tinh bột gà vào rồi nêm gia vị, dầu hào, đậy nắp, nấu trên lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu chín mềm thì nhấc nồi xuống.
Thịt hàu phải ngâm nước nóng và rửa cho thật sạch.


Nguồn: Internet


Hàu Nấu Cháo

Hàu Nấu Cháo

Nguyên liệu:
- 2 con hàu lớn.
- 1 nắm gạo
- 1/4 củ cà rốt.
- Cải xanh cắt bỏ lá, lấy cọng.
- Muối, hạt nêm, tiêu.
- Hành lá, rau mùi(ngò) thái nhỏ.




Thực hiện:
- Tách bỏ vỏ hàu, thái làm tư.
- Cho gạo vào nồi nấu thành cháo mềm, nêm vừa ăn.
- Rửa sạch nấm rơm, thái mỏng.
- Cà rốt cải xanh thái hạt lựu.
- Đun nước sôi, cho nấm, cà rốt, cải vào chần vừa chín.
- Gừng gọt vỏ, thái sợi.
- Cho cải xanh, cà rốt, nấm rơm vào cháo, cuối cùng cho hàu vào.
Múc cháo ra bát, rắc tiêu, hành, rau mùi, gừng lên, dùng nóng.



Nguồn: Internet


Hàu Cuộn Thịt Xông Khói

Hàu Cuộn Thịt Xông Khói


Nguyên liệu:
- 8 con hàu
- 4 lát thịt xông khối
- 1 thìa cà phê tabasco
- 1 thìa súp sốt Worcestershire
- Que xiên.




Thực hiện:
- Hàu cạy vỏ, gỡ lấy thịt đem rửa sạch nhớt, để ráo. Vỏ hàu chà hết bùn đất, rửa lại bằng nước muối, lấy khăn lông sạch thấm khô.
- Thịt xông khói thái làm đôi.
- Trải miếng thịt xông khói trên mặt phẳng, đặt hàu lên rồi cuộn lại và dùng que xiên ghim chặt.
- Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C, cho que xiên hàu và thịt vào nướng đến khi thịt xông khối chuyển sang màu nâu nhạt là được.
- Đặt que xiên lên vỏ hàu, rưới sốt Worcestershire và Tabasco lên.
- Món này dùng nóng, dọn kèm bát tương ớt.


Nguồn: Internet


Hàu Hấp Gừng

Hàu Hấp Gừng

Nguyên liệu:
- 5 con hàu sữa tươi, loại lớn.
- 1 củ gừng tươi.
- 1 thìa cà phê dầu hào.
- 1/4 thìa cà phê bột nêm.
- 1/2 thìa tiêu sọ.
- 1/2 củ cà rốt.
- Hành lá. ớt sừng, rau răm.




Thực hiện:
- Cạo vỏ gừng , rửa sạch, thái sợi chỉ.
- Chà sạch vỏ ngoài của hàu, tách bỏ phần vỏ trên.
- Đập giập tiêu sọ vừa nát.
- Rửa sạch hành lá, ớt, cà rốt, thái sợi chỉ.
- Trộn đều gừng, hành lá, ớt sừng, cà rốt, bột nêm, tiêu sọ, dầu hào.
- Cho hỗn hợp này lên hàu, hấp chín.
Món này dùng nóng kèm với rau răm, chấm muối tiêu chanh hoặc mù tạt tùy thích.


Nguồn: Internet


Hàu Tái Rượu Chuối Hột

Hàu Tái Rượu Chuối Hột

Nguyên liệu:
- 1kg hàu sữa.
- 100ml rượu chuối hột.
- 2gr vỏ chanh.
- 5gr ớt sừng.
- 10gr gừng.
- 10gr hành tím.
- 20ml nước tương.
- 10gr mù tạt xanh.
- 300gr nước đá.
- Muối.




Thực hiện:
- Cạy vỏ hàu, rửa sạch bằng nước muối.
- Đập đá nhuyễn trộn với rượu chuối hột, cho hàu vào ướp 30 phút cho chín tái.
- Đập gừng vừa giập để có mùi thơm.
- Thái nhỏ vỏ chanh, hành tím.
- Bỏ hạt ớt sừng, thái nhỏ.
- Lấy hàu ra, cho gừng, ớt, hành tím và vỏ chanh lên trên, xếp mù tạt bên cạnh thịt hàu.
Món này dùng ngay với nước tương rất ngon.


Nguồn: Internet


Hàu Sốt Patê

Hàu Sốt Patê

Nguyên liệu:
- 200gr cải thìa.
- 100gr patê gan.
- 150gr thịt hàu.
- 3 nhánh tiêu xanh.
- 1/4 củ hành tây, thái sợi.
- 1/2 củ cà rốt, thái sợi.
- 1 thìa bột ngô.
- 1/2 bát nước dùng.
- Bột nêm, đường, tiêu, dầu ăn, tỏi xay.



Thực hiện
- Rửa sạch cải thìa, chẻ làm 6 nhánh, chần qua nước sôi, xếp ra đĩa.
- Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, cho hàu, patê, cà rốt, hành tây, tiêu xanh vào đảo đều.
- Cho nước dùng vào, nêm gia vị vừa ăn, cho bột ngô pha loãng vào để tạo độ sánh.
- Rưới sốt patê lên đĩa cải thìa, rắc tiêu.
Món này dùng nóng với bánh mì, nước tương.


Nguồn: Internet


Chả Giò Hàu

Chả Giò Hàu

Nguyên liệu:
- 50gr thịt xay.
- 150gr thịt hàu tươi.
- 50gr cà rốt, khoai môn sáp.
- 30gr mộc nhĩ.
- 10 chiếc bánh tráng.
- Xà lách, dưa leo.
- Hành tím, tỏi, bột nêm, tiêu xay, dầu ăn, tương ớt.


Thực hiện:
- Gọt vỏ cà rốt, khoai môn, rửa sạch, băm nhỏ.
- Ngâm nở mộc nhĩ, thái sợi.
- Rửa hàu, để ráo, thái nhỏ.
- Băm nhuyễn hành tím, tỏi.
- Trộn đều cà rốt, khoai môn, mộc nhĩ, thịt xay, hàu, bột nêm, tiêu.
- Trải bánh tráng ra cho, cho nhân vào cuốn đều tay.
- Đun nóng dầu, thả chả giò vào rán vàng.


Dùng với xà lách, dưa leo. Chấm kèm với tương ớt rất ngon.


Nguồn: Internet


Hàu Phô Mai Đút Lò

Nguyên liệu:
- 3 con hàu sống.
- 1/2 bát phô-mai sợi.
- 1 nhánh mùi tây.
- Muối, tiêu, ớt bột.
- 100ml sữa tươi.
- 1 thìa súp hành tây.
- 1/2 thìa súp cà-rốt thái nhỏ.
- 1/2 thìa súp cần tây thái nhỏ.
- Lá đinh hương khô, bột ngô.



Hàu phô mai đút lò


Thực hiện:
- Bật lò nướng nhiệt độ 200 độ C 10 phút trước khi chế biến. 
- Hàu tách vỏ, bỏ phần vỏ phía trên. Mùi tây thái nhỏ.
- Đun sôi sữa tươi, cho hành tây, cà-rốt, cần tây, đinh hương khô vào. 
- Nêm muối và tiêu vừa ăn. Làm sệt bằng bột ngô hòa với chút nước. 
- Xếp hào vào khay nướng,rưới sốt rồi phủ phô-mai và ớt bột lên. Nướng hàu khoảng 10p là được. 
- Trang trí với mùi tây.



Nguồn: Internet


Về Long Sơn Ăn Hàu


Hàu có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt nhiều chất kẽm.

Ở miền Đông Nam bộ, nơi nổi tiếng về hàu là xã đảo Long Sơn, cách TP.Vũng Tàu khoảng 20 km. Hàu ở đây rất ngon và rẻ, khách có thể thưởng thức tại chỗ; hoặc mua về nhà, chế biến tùy khẩu vị.
Hàu nướng phô mai hoặc mỡ hành đều là món tuyệt ngon. Trước tiên, để nguyên con hàu trên vỉ rồi đặt lên bếp than. Hàu sẽ tự hé miệng sau hơn 2 phút nướng. Sau đó, tách vỏ hàu, giữ lại mảnh có thịt rồi cho một miếng phô mai lên thân hàu. Đối với món nướng mỡ hành, thay vì để phô mai thì sẽ chan mỡ hành lên thịt hàu. Khi mùi thơm ngọt tỏa ra, gỡ hàu ăn kèm với rau thơm. Ngọt, giòn, béo ngậy... quyện đều trên đầu lưỡi.
 Hàu nướng phô mai
Hàu nướng phô mai - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cũng không thể bỏ qua món hàu mù tạt. Rửa sạch con hàu, tách vỏ giữ lại mảnh có thịt. Đặt hàu vào đĩa rồi ướp với đá, chờ thật lạnh. Trong lúc chờ, rảnh tay làm món nước chấm, cũng khá đơn giản. Cho ít nước tương vào chén rồi cho mù tạt (wasabi) vô đánh nhuyễn để mù tạt hòa tan với nước tương. Nặn chanh vào hỗn hợp nước chấm này. Có thể thêm ít ớt đỏ vào nước chấm cho đẹp mắt. Ăn hàu Long Sơn mù tạt kèm theo đầu hành ướp lạnh, các loại rau thơm. Cắt con hàu làm 4 miếng, lấy từng miếng cuộn chung với rau thơm rồi chấm tương mù tạt. Vị ngọt, dai dai, giòn giòn của hàu hòa lẫn vị chua cay của nước chấm, thơm nồng rất “đã” xộc lên đầu mũi, ai nấy đều khoan khoái...
Nguồn: thanhnien.com.vn

Nuôi Hàu: Một Vốn Bốn Lời

Lãi cao, rủi ro thấp
Mô hình nuôi con hàu - con hào Thái Bình Dương được triển khai tại xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) do hộ ông Văn Công Thanh thực hiện vào tháng 4/2013.
Với qui mô trên 50m2 lồng nuôi, ông Thanh thả 12.500 con giống (hàu bám đơn), trọng lượng bình quân 95 con/kg, mật độ 250 con/m2. Hàu được nuôi trong lồng tre đặt dưới chân cầu Thạnh Đức. Nơi đây kín gió, độ mặn cao, nguồn nước lên xuống thường xuyên, ổn định quanh năm, tàu thuyền ít qua lại, độ sâu hơn 4m.

Ông Văn Công Thanh cho biết: Ưu điểm của nuôi hàu là không phải cho ăn như tôm cá. Thức ăn có sẵn trong nước như rong, tảo, mùn bã hữu cơ... Trong tháng đầu thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, trọng lượng bình quân đạt 40 con/kg. Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển mạnh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt tại vùng biển Phổ Thạnh. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân 12 con/kg, sản lượng 677kg, với giá bán hiện nay 32.000 đồng/kg, lãi trên 7 triệu đồng. Như vậy, nếu nuôi 1 ha sẽ lãi 1,4 tỷ đồng. Theo ông Thanh, nuôi hàu Thái Bình Dương dễ, chỉ tốn công làm vệ sinh. Nếu làm tốt khâu này, hàu sẽ lớn nhanh.



Từ kinh nghiệm nuôi, ông Thanh cho rằng, việc nuôi hàu cần phải căn cứ theo mùa để chọn phương pháp nuôi phù hợp. Nếu nuôi trong mùa lũ, tỷ lệ sống của hình thức nuôi đáy sẽ cao hơn nuôi nổi. Ngược lại, vào mùa khô, hàu được nuôi nổi phát triển tốt hơn nuôi đáy. Ngoài ra, hàu nuôi trong mùa khô có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với mùa lũ.

Hướng nuôi triển vọng
Ông Nguyễn Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho rằng, với điều kiện tự nhiên thuận lợi (129 km chiều dài bờ biển và diện tích nước lợ vùng cửa sông khá lớn), nghề nuôi hàu Thái Bình Dương sẽ là hướng nuôi nhiều triển vọng của tỉnh này. Mô hình này có khả năng nhân rộng, do mức đầu tư thấp, tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập. Tuy nhiên, cái khó của người dân là chưa nắm được kỹ thuật nuôi cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhân rộng mô hình nuôi hàu đơn, lãnh đạo xã Phổ Thạnh sẽ khảo sát và quy hoạch vùng nuôi phù hợp, đồng thời khảo sát thị trường để mô hình phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Thành Lưu, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ cho biết, những năm tới đây, Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ sẽ cử cán bộ kỹ thuật chuyển giao quy trình nuôi và hướng dẫn kỹ thuật để nhân rộng mô hình này ra toàn xã Phổ Thạnh và huyện Đức Phổ.



Nuôi hàu: Ít rủi ro, thu nhập ổn định
Nghề nuôi hàu đã xuất hiện từ lâu ở các vùng biển TX Sông Cầu và huyện Tuy An, nhưng do lợi nhuận thấp hơn so với nuôi tôm nên ít được người dân chú ý đến. Việc học hỏi kinh nghiệm và phát triển đối tượng nuôi này còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch. Người dân chủ yếu thả hàu nuôi trên bãi tự nhiên hoặc nuôi cọc tôn xi măng.


Ông Nguyễn Hết ở thôn Diêm Trường, xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu), cho biết: “Tôi học hỏi mô hình nuôi hàu từ một số hộ ở đầm Thị Nại (Bình Định) và bắt đầu nuôi từ năm 2000 đến nay. Nguồn giống mua từ người dân địa phương đánh bắt, nhưng số lượng không nhiều, mua bao nhiêu thả nuôi bấy nhiêu nên tháng nào cũng có hàu thu hoạch. Mặc dù thu nhập không cao nhưng nuôi hàu cho thu nhập ổn định. Hiện gia đình tôi nuôi 1,5ha hàu, tương đương 7 tấn giống”. Ông Hết cho biết thêm, mô hình nuôi hàu mà ông đang áp dụng là dùng lưới bao quanh khu vực nuôi và thả nuôi theo hai phương pháp: Ban đầu dùng tôn xi măng làm cọc để hàu giống trong tự nhiên bám vào, nếu hàu bám nhiều thì san ra cho thưa nhằm đảm bảo tốc độ sinh trưởng của con hàu. Sau khi san số lượng hàu giống từ những cọc tôn xi măng, ông Hết thả nuôi kết hợp với hàu giống mua được từ người dân địa phương theo mô hình nuôi đáy trên bãi tự nhiên. Hiện ông Hết mua hàu giống tại địa phương giá 3.000 đến 4.000 đồng/kg loại 60 con. Giá hàu thịt bán ra 25.000 đồng/kg loại bảy con, 20.000 đồng/kg loại 10 con, 15.000 đồng/kg loại 13 con.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) cho biết: Qua theo dõi và so sánh các đối tượng thủy sản nuôi trên địa bàn, nuôi hàu là một nghề có vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, rủi ro thấp, lợi nhuận cao nên rất phù hợp với người dân sống ở vùng nông thôn. Hiện xã Xuân Lộc có nhiều hộ nuôi tôm bị lỗ vốn chuyển sang nuôi hàu. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là nguồn giống và kỹ thuật nuôi, vì lâu nay bà con chỉ nuôi theo kinh nghiệm.

Vì con hàu là đối tượng nuôi chưa phát triển mạnh ở vùng biển Phú Yên, ngoại trừ ở huyện Tuy An đang triển khai mô hình nuôi thử nghiệm hàu thương phẩm trên đầm Ô Loan thuộc dự án Đa dạng hóa vật nuôi tại khu vực đầm Ô Loan với kinh phí 33 triệu đồng, giao cho hộ ông Phan Minh Lợi ở xã An Cư thực hiện trên diện tích 1.000m2, trong đó huyện Tuy An hỗ trợ 10 triệu đồng để ông Lợi mua hàu giống. Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tuy An hướng dẫn kỹ thuật nuôi trong suốt thời gian thực hiện mô hình 10 tháng. Ông Phan Minh Lợi cho biết: “Vì diện tích ao đìa nuôi của gia đình rộng nên tôi quyết định nuôi hàu kết hợp với tôm sú. Thực tế cho thấy mô hình này góp phần làm sạch môi trường ao nuôi. Hiện hàu đã ba tháng tuổi, đang phát triển tốt”.

Ông Trần Sáu, Phó phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tuy An, cho biết: “Vụ nuôi tôm vừa rồi, huyện Tuy An thả nuôi khoảng 300ha nhưng đã có 44ha bị dịch bệnh, muốn chuyển sang nuôi hàu. Nếu mô hình nuôi hàu thương phẩm của ông Phan Minh Lợi thành công sẽ triển khai trên diện rộng”.  


Nuôi hàu trên sông

Nhiều hộ dân ở Bạc Liêu đã kết bè nuôi hàu trên các tuyến sông rạch lưu thông ra cửa biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Bất ngờ từ mô hình thử nghiệm


Ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, H.Hòa Bình) được xem là người nuôi hàu thành công nhất của tỉnh Bạc Liêu, với thu nhập bình quân gần 1 tỉ đồng/năm.


Ông Siếu cho biết hàu là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Trước đây, người dân chỉ khai thác hàu thiên nhiên sống theo các cống, đập, khối đá ven biển... nên sản lượng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng, giá bán đắt đỏ. Thấy vậy, ông Siếu bắt đầu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi hàu của người dân vùng ven biển. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, năm 2000 ông gom góp tiền đầu tư nuôi hàu thử nghiệm ngay trên con sông trước nhà.


Giai đoạn đầu ông Siếu thả nuôi 20 bè hàu, kết quả thu hoạch vượt ngoài mong đợi. Hàu đạt trọng lượng từ 3 - 5 con/kg, bình quân mỗi bè cho sản lượng 1 tấn. Thương lái đến tận nơi thu mua với giá 10.000 - 15.000 đồng/kg. “Thừa thắng xông lên”, ông Siếu tiếp tục đầu tư, mở rộng dần quy mô khu nuôi, đến nay gia đình ông có đến 170 bè nuôi hàu, với chi phí ban đầu hơn 1 tỉ đồng.


Xây dựng thương hiệu “Hàu Bạc Liêu”


Để gặt hái được thành công từ mô hình sản xuất mới mẻ này, ông Siếu đã bỏ biết bao công sức, tiền bạc tự tìm tòi, học hỏi phương pháp nuôi hàu qua các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời đi thực tế ở nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL, thậm chí ra tận các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... Ông chia sẻ: “Hàu rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Chúng sống chủ yếu nhờ vào nguồn tảo có sẵn trong nước biển nên không phải tốn chi phí thức ăn. Đặc biệt, điều kiện tự nhiên, mực nước thủy triều lên xuống ở đây rất thích hợp cho hàu phát triển, tăng trưởng nhanh. Hàu sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, không cần sử dụng các loại hóa chất, do đó đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cho thị trường”.


Khi hiệu quả nuôi hàu trên sông ngày càng nâng cao, ông Siếu bắt đầu tính đến chuyện  tìm đầu ra cho sản phẩm, nhằm giúp người nuôi an tâm sản xuất. Đầu tiên ông tiếp cận thị trường trong tỉnh thông qua các chợ đầu mối, sau đó mở rộng ra các địa phương khác.


Hiện nay, ngoài lượng hàu bán cho thương lái trong tỉnh, trung bình mỗi ngày ông Siếu còn xuất bán từ 0,5 -  1 tấn hàu cho thương lái các tỉnh Sóc Trăng, Bình Thuận, TP.HCM... “Tôi đang xúc tiến xây dựng trại sản xuất hàu giống đủ sức cung ứng nguồn giống tốt cho bà con nuôi hàu trong tỉnh; đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu độc quyền cho hàu Bạc Liêu để tạo sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Siếu nói.


Mô hình nuôi hàu trên sông thành công ở Bạc Liêu đã mở ra triển vọng làm giàu cho người dân sinh sống ven các cửa sông,  rạch lưu thông ra biển.


Nuôi Hàu Trên Đầm Nha Phu

Vấn đề môi trường và việc giải quyết ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản được tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm. Nhằm giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang đã đưa con hàu Thái Bình Dương vào nuôi theo mô hình thử nghiệm tại khu vực đầm Nha Phu – mở ra một hướng nuôi mới, đó là sử dụng loài ăn lọc để vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa mang lại lợi nhuận cho người nuôi.

Tiếp sau thành công của mô hình đầu vừa kết thúc vào tháng 11 năm 2012 tại đầm Nha Phu - vào tháng 5/2013, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 Nha Trang tiếp tục phối hợp với 4 hộ nuôi trồng thủy sản trên đầm tổ chức thả nuôi thêm 1 triệu con hàu Thái Bình Dương theo hình thức bám dây. Hộ nuôi chỉ phải đóng giàn bè, rổ, dây để thả nuôi, còn con giống được hỗ trợ 100%.
Ông Mai Xuân Phú, một trong 4 hộ được chọn thử nghiệm nuôi hầu Thái Bình Dương đợt hai trên đầm Nha Phu cho biết, qua ba tháng thả nuôi, hầu phát triển rất nhanh. Dự kiến trong hơn một tháng nữa, bè hàu của ông sẽ cho thu hoạch. Ông Phú rất phấn khởi và dự kiến sẽ tiếp tục thả nuôi vào kỳ sau. Hiện ông nuôi 3000 dây, cứ 1000 dây đạt 1 tấn hàu, 3000 dây 3 tấn hàu. Như vậy là ông thu được 75 triệu.

Hàu Thái Bình Dương có nguồn gốc từ Nhật Bản, là đối tượng có đặc tính lọc nước, góp phần cải tạo môi trường, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Sau khi triển khai dự án "Nuôi các đối tượng hai mảnh vỏ và nhuyễn thể", Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã đưa hàu về nuôi thử nghiệm tại đầm Nha Phu. Mặc dù thời gian qua, phong trào nuôi hàu trên đầm Nha Phu cũng đã bước đầu phát triển, nhưng với mục đích đưa đối tượng này vào nuôi đại trà, nên Viện tiếp tục triển khai thêm mô hình thử nghiệm, nhằm khẳng định tính ưu việt của hàu Thái Bình Dương.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang cho biết dự án đã triển khai trên đầm Nha Phu được 3 năm. Ban đầu chỉ có một hai hộ nuôi, đến nay đã có 70 đến 80 hộ nuôi hàu. Thời gian tới nhiều hộ tham gia tập huấn mong muốn sẽ phát triển nghề nuôi, không chỉ trên đầm mà rộng khắp tỉnh Khánh Hòa.

Với giá hiện tại từ 20 đến 25 ngàn đồng/kg, việc nuôi hàu thực sự mang lại nguồn thu nhập tương đối lớn cho người nuôi trồng, trong khi chi phí không nhiều, không tốn công chăm sóc và thức ăn.  Đặc biệt, giống hàu Thái Bình Dương có thời gian sinh trưởng ngắn bằng một nửa so với hàu nội địa. Vì thế, Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản Khánh Hòa đang có hướng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III phát triển rộng nghề nuôi hàu trên khắp các vùng bãi triều, đầm phá trong  toàn tỉnh.

Nguồn: Internet

Tương Lai Của Hàu Long Sơn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hàu là thực phẩm giàu chất bổ dưỡng. Cứ 100g thịt hàu có: 10,9g protein, 1,5g chất béo, 375mg kali, 270mg natri, 35mg can xi, 10mg magiê, 5,5mg sắt, 47,8mg kẽm, 11,5mg đồng, 100mg phốt pho, ngoài ra còn có vitamin A, B1, B2, acid taurine và các vi nguyên tố khác. Lượng iod trong thịt hàu cao gấp 200 lần so với sữa bò và lòng đỏ trứng. Ngoài ra, hàu còn có các acid amin và nhiều chất có hoạt tính đặc biệt chỉ có trong sinh vật của biển cả. Với những giá trị dinh dưỡng đó, hầu thương phẩm rất được thị trường ưa chuộng.


Đầu năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam hỗ trợ người dân triển khai mô hình nuôi hàu thương phẩm ven biển. Đến thời điểm này, có thể xem đây là hướng nuôi thủy sản triển vọng, vừa tận dụng nhiều diện tích mặt nước ven biển vừa tạo thu nhập cao cho người nuôi.
Giá trị kinh tế cao

Sau thành công bước đầu của mô hình nuôi hàu thương phẩm trong khay thả đáy tại khu vực Cửa Lở (Tam Hải, Núi Thành), từ đầu năm 2013, với sự hỗ trợ nhiều mặt của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, gia đình ông Bùi Ngọc Hoành (thôn Xuân Mỹ, Tam Hải) quyết định nâng mức đầu tư nuôi hàu. Tính đến nay, sau 7 tháng thả nuôi, 45 nghìn con giống (của Trung tâm Giống thủy sản Bình Định) đều phát triển tốt. Với trọng lượng 10 - 15 con/kg, gia đình ông Hoành thu hoạch được gần 4 tấn hàu thương phẩm. Giá bán thị trường 20 nghìn đồng/kg, sau khi khấu hao sản xuất, ông lãi khoảng 60 triệu đồng. “Nuôi hàu không phải tốn tiền mua thức ăn, giá thị trường cũng ít dao động. Được sự trợ giúp về giống (34 nghìn con giống) và kỹ thuật nuôi của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, gia đình tôi quyết định mở rộng nuôi đối tượng nhuyễn thể này. Nhờ con giống chất lượng, môi trường nước đảm bảo, nuôi đúng quy trình nên hàu phát triển tốt, gia đình tôi có được nguồn sinh kế ổn định” - ông Hoành nói.
Từ đầu năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam triển khai mô hình nuôi hàu ven biển Quảng Nam, bằng hình thức nuôi nổi và nuôi thả đáy bằng lồng lưới tròn 4 tầng và trong khay nhựa. Thơi gian đầu, hàu được nuôi nổi, đến khi đạt kích cỡ khoảng 3 - 4cm được chuyển xuống nuôi đáy. Đây là sự tiếp nối mô hình nuôi hàu và tu hài được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành triển khai tại khu vực Cửa Lở và vũng An Hòa vào năm ngoái. Đến thời điểm này, việc triển khai mô hình tại vũng An Hòa của gia đình ông Lê Tấn Ích (thôn Long Thạnh Tây, Tam Hải) đã cho thấy hiệu quả khả quan của mô hình. Hiện tại, 34 nghìn con hàu giống do Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam hỗ trợ gia đình ông Ích nuôi phát triển tốt. Ông Ích cho biết: “Theo hướng dẫn, trong 2 tháng đầu, cứ 5 ngày chúng tôi tiến hành vệ sinh hàu một lần để tránh bùn hay các vật khác bám vào. Từ tháng thứ 3 trở đi, định kỳ 5 ngày, chúng tôi dùng máy xịt làm vệ sinh hàu. Trong quá trình vệ sinh hàu, chúng tôi xác định được tỷ lệ sống cũng như mức độ tăng trưởng của hàu. Các yếu tố môi trường cũng được chúng tôi kiểm tra thường xuyên, nhất là khi triều cường lên nhanh hoặc có mưa to”. Theo cách tính của ông Ích, cứ 10 con/kg hàu thương phẩm, gia đình sẽ thu hoạch được khoảng 3 tấn hàu. Với giá bán vào thời điểm này, gia đình ông Ích thu được hơn 40 triệu đồng sau khi khấu hao chi phí.

Hướng phát triển

Trong những năm qua, hàu chủ yếu được khai thác tự nhiên tại các vùng cửa sông ven biển trên địa bàn tỉnh, tập trung từ tháng 2 đến tháng 8, với sản lượng thu hoạch hơn 500 tấn/năm. Hàu chủ yếu bám vào đá, các rạn san hô, bãi ngầm và được ngư dân địa phương khai thác, đập vỏ lấy thịt bán tại các chợ. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho biết, qua các kết quả thu được từ nuôi hàu đơn thương phẩm, có thể thấy đây là hướng nuôi nhiều triển vọng của ngành nuôi thủy sản Quảng Nam. “Đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, thị trường tiêu thụ dễ, hiệu quả kinh tế cao là những điều dễ nhận thấy từ việc nuôi hàu thương phẩm. Với điều kiện tự nhiện thuận lợi của 125km chiều dài bờ biển và diện tích nước lợ vùng cửa sông khá lớn, nghề nuôi hàu thương phẩm ở Quảng Nam sẽ là hướng phát triển tốt cho ngành thủy sản trong thời gian đến, nếu biết đầu tư thích đáng. Điều này không chỉ tận dụng tốt điều kiện tự nhiên sẵn có mà sẽ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân” - bà Tâm nói.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Ngọc Hoành, hàu thương phẩm của gia đình chỉ được bán khi có một số nhà hàng, quán sá đặt mua chứ chưa hề được xuất bán đồng loạt, quy mô lớn. “Tôi được biết, hàu có giá trị dinh dưỡng cao, thị trường tiêu thụ không nhỏ. Có điều, chúng tôi chưa quen biết được các mối tiêu thụ lớn. Nếu xuất bán được đồng loạt sản phẩm, chúng tôi sẽ mở rộng hơn nữa diện tích, nuôi theo mùa vụ với quy mô lớn. Chúng tôi rất cần ngành chức năng hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm” - ông Hoành nói. Từ kinh nghiệm nuôi các loài nhuyễn thể trong nhiều năm qua, ông Hoành cho rằng, việc nuôi hàu cần phải căn cứ theo mùa để lựa chọn phương pháp nuôi phù hợp. Nếu nuôi ở mùa lũ, tỷ lệ sống của hình thức nuôi đáy sẽ cao hơn hình thức nuôi nổi. Ngược lại, vào mùa khô, hàu được nuôi nổi phát triển tốt hơn nuôi đáy. Ngoài ra, hàu nuôi trong mùa khô có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn rất nhiều so với nuôi vào mùa lũ.


Nuôi Hàu bám đơn - một triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản
Hàu là một loài động vật rộng nhiệt, rộng muối, sống bám lên nền đá, vách đá ven bờ biển hoặc các cửa sông, nơi có dòng chảy và thủy triều thường xuyên lên xuống, có thực vật phù du phong phú làm thức ăn.
Trong môi trường tự nhiên, Hàu có 2 đặc tính quan trọng, đó là:
Lọc sinh học (Biofilter): với số lượng phát triển mạnh mẽ của các loài Hàu trong thiên nhiên, hàng tỷ con được  phân bổ khắp các vùng biển và đại dương. Nhờ vào khả năng lọc sinh học, chúng đã góp phần xử lý làm sạch các cặn bã hữu cơ, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Loài chủ chốt (Keystone species): Ở góc độ toàn cầu, Hàu là sinh vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và sự thành công của một chuỗi hệ sinh thái trong đại dương, chúng có thể được xem như một “sinh vật sản xuất” cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho một chuỗi “sinh vật tiêu thụ” hay nói cách khác, chúng là “vật làm mồi” để duy trì sự cân bằng giữa một số loài trong tự nhiên.
Do đó, ngoài việc con Hàu có thể mang lại cho cư dân miền ven biển một nghề nuôi trồng mới, dễ nuôi, chi phí thấp, thu nhập cao so với một số nghề nuôi trồng khác, chúng còn mở ra một triển vọng tốt trong việc góp phần phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá để nuôi tôm ở các tỉnh phía nam. Đối với nghề nuôi Hàu, rừng càng rậm rạp, càng phong phú phù du phiêu sinh vật làm thức ăn cho Hàu, nghề nuôi Hàu chỉ nuôi dọc theo cửa sông, kênh rạch ven các bìa rừng, đầm, phá, nơi có mực nước thủy triều thường xuyên lên, xuống góp phần tích cực phục hồi môi trường sinh thái các khu rừng ngập mặn đang bị tàn phá ở nước ta.
Ở khu vực miền nam, vùng nước Long Sơn (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được mệnh danh là mỏ Hàu ở khu vực phía nam. Đây là vùng nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiệt độ quanh năm ấm áp, dao động từ 24 – 34 độ C, độ mặn thích hợp, dao động từ 12 – 35 phần nghìn, mật độ sinh vật phù du quanh năm phong phú, bình quân các tháng khoảng 5.331.000 tb/ m3. Được xem là vùng nước lý tưởng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nói chung, trong đó có nghề nuôi Hàu nói riêng, Long sơn có 2 nhánh sông đều thông ra biển, khá yên tĩnh nhờ đảo Long sơn bao bọc, lại nằm trong khu vực thuộc chế độ bán nhật triều, ngày đêm có 2 lần triều lên, 2 lần triều xuống tạo điều kiện thuận lợi cho hàu sinh sống, phát triển và cũng là một vùng nước phù hợp cho việc vỗ béo Hàu sữa lý tưởng sau thu hoạch. Theo ước tính, chỉ riêng vùng nước Long Sơn, số công ty và hộ gia đình nuôi Hàu đã lên đến hàng trăm, nếu không bị dịch bệnh Hàu chết hàng loạt từ 2002 đến 2005, sản lượng Hàu có thể đạt khoảng 2.200 đến 2.500 tấn, tương đương 22 – 25 triệu con. Tuy nhiên, đa số các hộ nuôi đều phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, phát triển một cách tự phát nên rủi ro còn cao.
Từ năm 2003 – 2004, TS Lê Minh Viễn – Giám đốc công ty Nuôi trồng thủy sản và thương mại Viễn Thành – đã nghiên cứu thành công đề tài “sản xuất Hàu giống bám đơn bằng sinh sản nhân tạo và nuôi hàu thương phẩm” . Đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM nghiệm thu trong năm 2004. Đây là công nghệ tiên tiến được một vài quốc gia trên thế giới ứng dụng thành công chỉ trong vài thập niên gần đây. Điểm mấu chốt của phương pháp này là dựa vào đặc tính sinh học sinh sản độc đáo của loài Hàu khi biến thái từ cuộc sống ấu trùng bơi lội sang hạ đáy bám giá thể, loài Hàu chỉ bám một lần và sống tại giá thể đó đến suốt đời (tức là không thay đổi giá thể). Lợi dụng đặc tính này, thay vì cho bám lên các vật bám có kích thước lớn như ngoài môi trường tự nhiên, tác giả đã cho ấu trùng bám lên các loại hạt chuyên dùng được chế tạo đặc biệt có kích thước từ 300 – 600 micron, tạo ra những con Hàu giống bám rời, khác với tập quán Hàu bám chùm ngoài thiên nhiên thường gặp, nhằm chủ động đáp ứng nguồn giống phục vụ nghề nuôi hàu khu vực phía nam.
Phương pháp này cho ra những con hàu có thân hình gọn, đẹp, dễ coi, sâu lòng, đồng kích cỡ, vỏ mỏng, tỷ lệ thịt/ vỏ cao (25%) và mức hao hụt khi khai thác Hàu thương phẩm thấp (3 -5%). Hàu bám đơn ra đời nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế sau:
Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng: Hàu chủ yếu được sử dụng dưới dạng ăn uống cùng với Wasabi hoặc đút lò chín tái nửa mảnh vỏ nên cần dạng Hàu có tên gọi là Hàu sữa, tức khi con Hàu được nuôi khoảng 12 tháng tuổi, tuyến sinh dục căng phồng có màu trắng sữa, chuẩn bị đẻ, thịt hàu lúc bấy giờ có vị béo, mùi thơm, thịt nhiều, màu sắc đẹp, kích thước vừa phải, đồng cỡ, hình dạng bên ngoài gọn, đẹp, hấp dẫn và bắt mắt khi bày lên bàn tiệc. Do đó, để có nguồn Hàu sữa sử dụng quanh năng nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng chỉ có thể bằng cách người nuôi Hàu chủ động được nguồn giống nuôi gối đầu qua từng tháng theo tiến độ mỗi tháng xuống giống một lần.
Yêu cầu về vệ sinh thực phẩm”:  Ở các nước tiên tiến, đối với những loại thực phẩm có liên quan đến việc sử dụng dạng sống hoặc tái chín, bắt buộc nhà sản xuất phải đưa toàn bộ sản phẩm qua hệ thống xử lý sạch, có quy trình khử trùng nghiêm ngặt trước khi xuất bán cho người tiêu dùng. Song theo tập quán nuôi Hàu ở nước ta cho đến nay, chưa có nơi nào thực hiện công đoạn này trước khi đưa Hàu ra thị trường. Hơn nữa, đại bộ phận giá thể dùng cho ấu trùng Hàu thiên nhiên bám hiện nay đều được người dân tận dụng từ những  tấm lợp Fibro phế thải - một vật liệu đáng lẽ không được dùng do có thành phần Amiant độc hại, nguy cơ gây bệnh ung thư cao, đã cấm sử dụng trên thế giới  - nên khi tách Hàu thương phẩm thường còn dính theo các mảnh vỡ Fibro hoặc vỏ nhuyễn thể gây trở ngại cho quá trình vệ sinh xử lý sạch qua khe.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Nhờ vỏ mỏng nên việc vận chuyển hàu đơn ít tốn kém hơn, tiết kiệm được từ 15 – 20% chi phí so với hàu bám chùm. Lợi ích này càng rõ nét khi thực hiện vận chuyển bằng đường hàng không.
Giảm tỷ lệ hao hụt trong khai thác chỉ còn từ 3 – 5%: Hàu đơn thương phẩm khắc phục được tình trạng ghè tách trong khai thác, theo số liệu thống kê đối với Hàu bám, tỷ lệ hao hụt qua ghè tách vào khoảng 40 – 50%.
Hiện nay, công ty TNHH NTTS và TM Viễn Thành đang xây dựng một trung tâm sản xuất giống theo ông nghệ sinh sản nhân tạo với đầy đủ trang thiết bị trên một khuôn viên rộng 2,3 h tại vùng nước Long Sơn thuộc tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu. Giá bán con giống dao động từ 150 – 450 đồng/ con tùy thuộc kích cỡ con giống. Công ty cũng dự kiến triển khai cung cấp con giống và thu mua lại với giá từ 1.000 – 1.200 đồng/ con tương phẩm. Hy vọng trong tương lai, nơi đây có thể là địa điểm tin cậy để cung cấp giống Hàu nuôi đơn chất lượng cao phục vụ cho khu vực phía nam.



Nuôi hàu
Ở giai đoạn ấu trùng hầu sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng.
Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic (Criptomonas, Platymonas, Monax), trùng roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn). Ấu trùnc ó thể sử dụng vật chất hoà tan trong nứơc và những hạt vật chất hữu cơ.
Thức ăn của hầu trưởng thành: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema...
Bặt mồi thụ động theo hình thức lọc trogn quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đoặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phíc miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nứơc cuốn khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài.
Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bề mặt mang, trên mương vận chuyển, trên xúc biện, trên mang nang chọc lọc thức ăn. Sau đó thức ăn đựơc đưa vào dạ dày để tiêu hoá nhờ các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đểy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn.
Cường độ bắt mồi phụ thuộc: thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn...
Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm.
Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp; ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao.
Khi yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn...trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp.
Kỹ thuật nuôi
Chọn bãi nuôi
Độ sâu, đặc điểm nền đáy
Các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp, đặc biệt là nồng độ muối, độ trong, không bị nhiễm bẩn. Không có nguồn nứơc ngọt đổ ra trực tiếp
Dòng chảy và độ cao của thủy triều
Nguồn nước có đầy đủ thức ăn
Định hại
ít sóng gió, ít tàu bè qua lại; giao thông thuận lợi
Nguồn giống
Giống tự nhiên
Giống nhân tạo
Giá thể:
Ấu trùng hàu bám vào các loại giá thể khác nhau: vỏ nhuyễn thể, đá, cọc... Khi không có giá thể cứng chúng có thể bám vào rong biển. Giá thể thích hợp là giá thể có chứa canxi (vỏ nhuyễn thể, đá vôi...)
Có thể dùng dây thừng, tre, ống nhựa, gỗ, sọ dừa... làm giá thể.
Giá thể có thể dùng để nuôi treo (bè, giàn) thì thường lớn và phải bền hơn giá thể dùng nuôi đáy.
Yêu cầu về giá thể:
Rẻ, có số lượng lớn
Rắn, hơi nhám, bề mặt sạch (màu sắc khôgn quan trọng
Trọng lượng riêng thích hợp, không quá nặng khi treo, nhưng phải vừa đủ để không bị nổi.
Dễ vận chuyển
Diện tích bề mặt lớn
Dòng nước chảy được qua toàn bộ bề mặt, đường kính đủ lớn cho sự sinh trưởng từ ấu trùng đến cỡ thu hoạch
Thích hợp cho cả nuôi treo hoặc nuôi đáy.
Ít tích tụ bùn trên bề mặt
Giá thể nuôi đáy phải dễ dàng phân huỷ sau 1 thời gian nuôi
Phương pháp nuôi:
Nuôi đáy: Giá thể thường là đá, sỏi, vỏ nhuyễn thể. Giá thể được rải xuống nền đáy ở vùng triền hay dưới triều. Áp dụng ở những nơi có nền đáy cứng, ít phù sa hay bã xác hữu cơ.
Nuôi cọc: Giá thể là cọc tre, gỗ, bê tông. Áp dụng ở những nơi có nền đáy mềm, nhiều phú sa và xác bã hữu cơ.
Nuôi giàn: Giá thể là các khay, que, chuỗi làm từ vỏ nhuyễn thể, gỗ, gáo dừa... Áp dụng cho nơi có nhiều phù sa, xác bã hữu cơ, phiêu sinh vật địch hại sống đáy (sao biển, ốc...)
Nuôi bè: Bè là một khung bằng gỗ, tre, dây thừng kết nối với nhau và được làm nổi bằng phao. Bè được giữ cố định nhờ dây neo ở 4 góc. Các chuỗi giá thể được treo trên khung bè, giá thể trogn nuôi nè cũng giống giá thể trong nuôi giàn
Tham khảo GT nuôi hầu - ĐHCT

Nuôi hàu thương phẩm

Hàu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, với hàng trăm loài khác nhau hiện đang được nuôi rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, hàu được nuôi ở các cửa sông, có kích thước lớn, phân bố rộng, và cũng được nuôi khá phổ biến.
Nuôi vỗ đàn bố mẹ
- Chọn những cá thể lớn, kích thước từ 15-20cm, khối lượng thân từ 800-1.500g, vỏ không bị dập vỡ để nuôi tạo đàn bố mẹ. Nuôi treo trong đầm, nơi có độ mặn tương đối ổn định từ 15-20‰ và giàu thức ăn.
- Trước khi cho đẻ, hàu bố mẹ được nuôi vỗ từ 5-10 ngày trong bể xi-măng, ít thay nước (20% thể tích bể/ngày), thức ăn là các loại vi tảo.
Cho đẻ và ương ấu trùng
Kích thích hàu đẻ bằng cách thay đổi nhiệt độ nước của môi trường nuôi từ 3- 40C để gây sốc kích thích hàu đẻ trứng, phóng tinh. Tỷ lệ đực cái là 4:6. Trứng thụ tinh ngay sau khi đẻ và được lọc qua lưới với kích thước mắt lưới 40mm và chuyển sang bể ương ấp.
- Mật độ ương ban đầu là 20-25 tế bào/ml. Sau 24 giờ lọc thu ấu trùng đỉnh vỏ thẳng và chuyển ương trong bể mới có dung tích 2-3m3 với mật độ 10-15 con/ml.
Chăm sóc và quản lý ấu trùng
- Hằng ngày thay 1/2 thể tích nước trong bể ương. Thay toàn bộ nước, vệ sinh bể và chuyển ấu trùng sang bể ương mới 2 ngày/lần.
- Cho ăn bằng vi tảo mật độ 1.000 - 5.000 tế bào/ml vào buổi sáng và chiều.- Sục khí 24/24 giờ; độ mặn là 8-20‰; nhiệt độ nước 24-300C; pH 7,8-8; nồng độ O2 từ 4-6mg/lít. Thấy ấu trùng phân tán đều trong bể là được.
Thu ấu trùng
Trong điều kiện bình thường, thời gian ương kéo dài từ 20-25 ngày. Khi ấu trùng đạt kích thước 250-350um chúng xuất hiện chân bò và chuyển sang trạng thái sống bám cố định vào giá thể. Đây là giai đoạn để thu con giống.
- Thu ấu trùng bám vào giá thể bằng các loại vật bám khác nhau như vỏ hàu, vỏ sò, ngói vỡ, tấm nhựa... để phục vụ nuôi treo.
- Thu ấu trùng ở dạng đơn: con giống bám vào vật bám với kích thước nhỏ (25um) như: bột xi-măng, bột vỏ hầu phục vụ cho kiểu nuôi khay. Xu thế hiện nay là sử dụng con giống dạng đơn để nuôi khay.
Nuôi thành con giống
Ấu trùng sau khi bám 2 ngày, đưa ra ngoài môi trường tự nhiên nuôi thành con giống. Nuôi treo hoặc nuôi khay trong thời gian 2 tháng, kích thước thu được từ 2-3cm chiều cao vỏ.
Nuôi thương phẩm
- Nuôi bè và giàn: Phương pháp này được áp dụng lâu đời, thích hợp với mọi thủy vực nông, sâu, là kiểu nuôi rẻ tiền, không yêu cầu kỹ thuật cao.
- Nuôi khay: Hàu giống (loại hàu đơn) được san đều trên các khay, kích thước 60x20x10cm, đáy bọc lưới. Khay được gác đều trên các giàn, cọc tre.
Nông thôn ngày nay

Các phương pháp nuôi hàu
Nuôi hàu ở Việt Nam trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi đá, cọc tre, ngói mái là chính. Ngày nay, phương pháp nuôi đã được cải tiến, từ công nghệ nuôi bãi, trở thành công nghệ nuôi giàn treo, nuôi bè, nuôi cọc xi măng là chính. Sau đây là một số phương pháp nuôi hàu phổ biến tại Việt Nam.
Nuôi hàu bằng đá vùng cửa sông
Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.
Nuôi hàu bằng cọc
Nguyên vật liệu làm cọc chủ yếu đúc bằng xi măng, cọc gỗ, cọc tràm, cọc tre… được cắm thành từng hàng vùng cửa sông hay trên vùng triều. Cọc có chiều dài 2m (chiều dài hữu dụng khoảng 1 – 1,5m). Loại hình này nuôi chủ yếu ở vùng đầm phá thuộc khu vực miền Trung như đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế, hay khu vực huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Năng suất nuôi khoảng 2-6 kg hàu nguyên con/cọc.
Nuôi hàu bằng lốp cao su
Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm. Phương pháp nuôi này chủ yếu ở khu vực Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, các đầm phá thuộc ven biển miền Trung.
Nuôi hàu bằng giàn
Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5-7,5 m, giàn bé thường có kích cỡ 4-5 m và giàn lớn có chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được chôn sâu từ 1 -2 m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn hàu nguyên con/giàn. Phương pháp nuôi này phổ biến ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế.
Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn
Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy từ 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm. Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3- 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng. Như vậy là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng nuôi hàu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần. Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP Hồ Chí Minh, đặc biệt các vùng nuôi thuộc đầm Lăng Cô.
NNVN, 18/04/2008

Kỹ thuật nuôi hàu trong ao đầm
Đầm Thị Nại là đầm nước lợ điển hình của hệ sinh thái đầm phá Nam Trung Bộ, với diện tích thuộc loại lớn 5.060 ha với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong đầm là 1650 ha chiếm 32,6% diện tích đầm, tập trung ở 2 huyện và 8 xã, có 2.060 hộ tham gia lao động nuôi trồng thủy sản với hơn 6.780 lao động, chủ yếu là nuôi tôm. Các giống hàu tại Đầm Thị Nại gồm Hàu đá Saccostrea mordax, Hàu dán Dendostrea paulucciae, Hàu Crassostrea nigromarginata, Hàu răng cưa Alectryonella plicatula, Hàu muỗng Crassostrea sp.
Trong đó Hàu muỗng lớn nhanh, đạt cỡ 5-7 con/kg sau 10-12 tháng nuôi, giá bán trên 30.000đồng/kg. Trong điều kiện môi trường ô nhiễm phì dưỡng do nghề nuôi tôm, việc nuôi các đối tượng nhuyễn thể ăn lọc như Hàu sẽ góp làm trong sạch môi trường và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Sau đây là một số lưu ý kỹ thuật để bà con áp dụng thành công mô hình nuôi hàu.
1. Phương pháp thu hàu giống:
Trong nước có nhiều loài được xem là đối thủ cạnh tranh giá thể của hàu, do đó cần biết mùa vụ sinh sản của hàu để thả giá thể, thu được nhiều giống. Nếu chúng ta thả giá thể quá sớm thì ấu trùng các loài sinh vật khác sẽ bám vào, hàu sẽ không còn nơi bám nữa. Ngược lại, nếu chúng ta thả giá thể muộn thì ấu trùng hàu phải tìm các loại giá thể khác trong môi trường tự nhiên để bám và chúng ta sẽ không thu được hàu giống.
Mùa giống chính ở đầm Thị Nại là từ tháng 2 đến tháng 5 (tháng Chạp - tháng 3 âm lịch).
Có nhiều cách thu giống hàu. Cách thu giống sẽ quyết định cách nuôi thịt sau này. Nên tận dụng vật liệu có sẵn như vỏ hàu, ngói, đá, lốp xe cũ, tôn Fibrôcement.… để giảm chi phí đầu tư. Điều cần lưu ý là hàu thích bám vào giá thể có bề mặt nhám và vững chắc. Nếu không thu được hàu giống, ta có thể mua và vận chuyển về để nuôi. Thường vận chuyển hàu theo phương pháp hở, thời gian vận chuyển có thể kéo dài 12- 24 giờ hoặc lâu hơn.
2. Nuôi hàu thương phẩm:
Nuôi cọc: Cọc là cây rừng ngập mặn, tre hoặc cọc cement; cắm riêng rẽ với khoảng cách 0,5 mét ở những nơi có giống tự nhiên và tiếp tục nuôi lớn ở đây . Nền đáy cứng để cọc có thể đứng vững. Nếu hàu bám nhiều thì cần san thưa nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của hàu.
Nuôi đáy: Các tảng đá được xếp thành từng cụm với lối đi ở giữa để thu hàu giống. Nên chọn nền đáy cứng để giá thể không bị lún. Phương pháp này đầu tư thấp, năng suất thấp, dễ bị địch hại tấn công hoặc bị vùi lấp và khó thu hoạch.
Nuôi giàn: Giống nuôi bè nhưng khung được làm bằng các loại cây rừng ngập mặn, đóng cố định xuống nền đáy. Giá thể có hàu giống bám được treo vào khung và nuôi cho đến khi thu hoạch.
Nuôi khay: Ưu điểm là tạo được hàu có hình dáng đẹp bán cho các nhà hàng để ăn sống. Hàu giống được tách ra khỏi giá thể và nuôi trong khay ở dạng rời từng con một (hàu đơn). Khay được đóng bằng gỗ, đáy lót lưới hoặc làm sàn bằng tre, gỗ. Có thể dùng loại rổ nhựa thưa lỗ, trên phủ bằng lớp lưới để làm khay. Các khay nuôi có thể được bố trí theo dạng 1 hoặc nhiều tầng.
Nuôi dây: Ưu điểm là nuôi được ở nơi có sóng gió lớn nhằm tận dụng mặt nước và ít bị địch hại tấn công. Các dây nylon với giá thể có hàu bám được treo vào dây nylon lớn gắn với các phao nổi. 2 đầu của sợi dây nylon lớn này được cố định bằng neo hoặc cột vào các cột cố định.
Nuôi bè:Giống cách nuôi dây, chi phí cao nhưng năng suất rất cao. Các dây nylon có hàu giống được treo vào bè. Bè được làm bằng gỗ, có phao nổi xung quanh và cũng được cố định bằng neo. Bè có thể được kéo đi nơi khác trong trường hợp khu vực nuôi bị bão hoặc môi trường không còn phù hợp.
Trong thực tế có thể kết hợp cách nuôi cho phù hợp; Ở Bình Định phổ biến là nuôi bằng cách rải giống hàu đơn lên nền đáy là cát hoặc cát bùn hoặc kết hợp nuôi giàn, khay.
3. Chăm sóc quản lý:
Chủ yếu là làm vệ sinh định kỳ (khoảng 10 ngày/ lần), sửa chữa thiết bị nuôi, san thưa, diệt địch hại như cua, sao biển, ốc… và theo dõi các yếu tố môi trường, thời tiết và bảo vệ.
4. Thu hoạch:
Khi đạt cỡ thương phẩm, khoảng 10 con/kg, tiến hành thu hoạch hàu vào trước mùa sinh sản, lúc này hàu có tỷ lệ thịt cao và ngon và do tuyến sinh dục phát triển nhất.

Để đảm bảo nguồn hàu giống cho vụ nuôi sau, nên chừa lại 10-15% sản lượng hàu để tham gia sinh sản. Ngoài ra, các địa phương nên có biện pháp bảo vệ những bãi hàu bố mẹ tự nhiên một cách hữu hiệu nhằm cung cấp đủ lượng giống cho người nuôi.
Những năm qua, kết quả nuôi hàu thuộc chương trình hướng dẫn người nghèo cách làm ăn do Sở Thủy sản thực hiện tại Cồn Chim sau 5 tháng nuôi mang lại rất khả quan: với mô hình Nuôi bãi (đáy) trung bình trên diện tích 1 ha , với số vốn ban đầu khoảng 40 triệu, sau 5 tháng nuôi mang lại số lãi gần 20 triệu; tỉ suất lợi nhuận = 28 -38,5%. Hình thức nuôi giàn, khay ( treo): với diện tích khoảng 300 m2 ; tiền vốn ban đầu là 60 triệu đem lại lãi hơn 12 triệu.
Tóm lại, nuôi hàu là một nghề có vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, lợi nhuận thu được trên lượng vốn bỏ ra tương đối cao, nên rất phù hợp với người dân sống ở vùng nông thôn. Kết quả cho thấy nuôi hàu trong các ao tôm, góp phần làm sạch môi trường ao nuôi; đồng thời thu họach hàu thương phẩm. Tôm nuôi trong ao có trồng cây ngập mặn, nuôi hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích cỡ thu hoạch lớn. Đây là mô hình nuôi vừa tạo sản phẩm, vừa đa dạng đối tượng nuôi cho các vùng nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, cải thiện môi trường chất lượng nguồn nước đầm, hạn chế dịch bệnh trong các ao nuôi tôm, cá; góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động nhàn rỗi,qua đó hạn chế xung điện xiếc máy, ổn định an ninh xã hội.
Nguyễn Ngọc Tú, Mard-16/03/2010

Nuôi hàu xử lý môi trường

Một hướng đi để giải quyết vấn đề cân bằng môi trường và tận dụng các chất dinh dưỡng ở các vùng nuôi tôm là dùng các tấm giá thể nuôi hàu Crassostrea rhizophorae.

Tại Philippines, trong chương trình Nuôi trồng thủy sản thân thiện với rừng đước (Mangrove friendly aquaculture program) người ta nuôi loài thân mềm hai vỏ Sonneratia sp. để giảm hiệu ứng có hại từ môi trường nuôi tôm. Các nhà nghiên cứu Brazil đã nuôi hàu Crassostrea rhizophorae cho bám lên các tấm giá thể đặt ở cửa cống đầm nuôi tôm chân trắng.

Mỗi tấm có 500 hàu, ba tấm đặt liền nhau như dát giường. Kết quả là hàu của họ đã hấp thu một lượng đáng kể nitơ và phôtpho. Sau năm tháng, hàu đạt chiều dài 3,3cm, chiều ngang 2,16cm. Việc kết hợp nuôi hàu với nuôi tôm đã tận dụng được lao động nhàn rỗi, nhờ một khoản thu nhập phụ đã cải thiện được đời sống cộng đồng.

Nguồn: Internet