CHÁO HÀU ĐẦM Ô LOAN
Là một địa danh nổi tiếng của tỉnh Phú Yên, đầm Ô Loan đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 1996. Tuy nhiên Ô Loan không chỉ được biết đến là một thắng cảnh, bởi nơi đây còn chất chứa nhiều nguồn lợi thủy hải sản như sò huyết, hàu, tôm, ghẹ, cua, cá vược…
Nếu sò huyết đã đem lại nhiều tiếng thơm cho đầm Ô Loan thì hàu cũng là một hải sản qúy được nhiều người biết đến. Người dân nơi đây lặn bắt hàu quanh năm, nhưng thịt hàu ăn ngon nhất thường vào khoảng cuối xuân hay đầu hạ. Những người bắt hàu ra đi từ lúc mờ sáng, nếu gặp may mắn đến gần trưa đã có thể mang về hàng chục ký hàu còn nguyên vỏ. Tuy nhìn bề ngoài con hàu trông cục mịch như những cục đá nhưng bên trong vẻ xù xí xấu xí đó là những khối thịt mập ú và mọng nước, trông thật hấp dẫn.
Cháo Hàu
Hàu được chế biến thành nhiều món ăn, từ nhúng dấm ăn liền đến um chuối cây, nhưng hấp dẫn nhất phải kể đến món cháo, mà phải là cháo nấu bằng gạo đỏ mới thật là đúng điệu. Tuy công đoạn nấu không có gì khác biệt so với nhiều loại cháo khác nhưng khi được cộng hưởng với gia vị, nồi cháo bỗng trở nên thơm lừng với hương vị hải sản rất riêng và độc đáo, bổ dưỡng với hàm lượng calci cao.
Người ta có thể ăn cháo hàu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày: từ điểm tâm đến ăn trưa, hay làm món chữa cháy cho những chầu nhậu lúc chiều tà đều vẫn rất thích hợp. Những người sành ăn nghiệm ra rằng cháo hàu ăn nguội lại ngon hơn ăn nóng, bởi lúc này nồi cháo sẽ đậm đà, người ăn có điều kiện vừa nhai vừa ngẫm nghĩ, tưởng như đang thưởng thức một loài hải sâm qúy hiếm…
Hàu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: nhúng giấm ăn liền, um chuối cây, nhưng đặc biệt hơn phải là món cháo. Ngon nhất nấu cháo phải chọn loại gạo đỏ, hàu tươi sống, cùng với một số gia vị thông thường. Cũng nấu như các loại cháo khác nhưng món cháo hàu khi nêm gia vị vào lại có mùi thơm độc đáo, hương vị hải sản riêng.
Cháo hàu được ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày: điểm tâm sáng, ăn trưa hay kèm với một vài món khác trên bàn nhậu vào lúc chiều tà để “chữa cháy” thì cuộc nhậu càng trở nên hấp dẫn. Nhớ là cháo hàu ăn lúc nguội phải nói ngon hơn lúc nóng, bởi lúc nguội nồi cháo sẽ ngọt đậm đà, người ăn có cảm giác như mình đang ăn một loại hải sâm quí hiếm. Đặc biệt là sự thơm ngon bổ dưỡng với hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể trong quá trình lao động, sinh hoạt.
Vào mùa, hàu Ô Loan được đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Mặc dù chưa có thương hiệu riêng nhưng món cháo hàu Ô Loan đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân Phú Yên, một vùng quê nằm giữa hai đèo. Các bạn ra Bắc vào Nam xin hãy ghé về dọc quốc lộ 1A ở Phú Yên quê tôi, chắc hẳn bạn sẽ có một bữa ăn ưng ý và nhớ mãi.
Đầm Ô Loan thuộc địa bàn huyện Tuy An không chỉ là thắng cảnh cấp quốc gia của tỉnh Phú Yên mà còn là nơi cung cấp nhiều loài thủy đặc sản. Một trong những loài đó là hàu.
Vào mùa này, hàng ngày có ít nhất 100 người dầm mình trong đầm để cào hàu suốt từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Nếu trước kia người ta dùng chân rà sát dưới đáy đầm để bắt từng con hàu thì nay họ dùng vợt để cào.
Mỗi ngày như vậy, một người có thể khai thác từ 10-15kg loài giáp xác hai mảnh vỏ này. Hàu sau khi cào dưới đầm lên lập tức có người đến mua với giá từ 4.000 đồng đến 5.000 đồng/kg để lấy thịt. Dụng cụ của đội quân lấy thịt hàu cũng khá đơn giản với một dây chuyền ít nhất hai người, một người đập hai mảnh vỏ ra, một người dùng dao cạy hai mảnh vỏ để lấy thịt. Trung bình 5kg hàu thu được 1kg thịt với giá bán 50.000 đồng/kg.
Việc khai thác hàu rất nhẹ nhàng nhưng có nỗi khổ riêng. Nếu người cào hàu buộc phải có sức khỏe tốt để dầm mình dưới nước nhiều giờ liền thì những người cạy hàu lấy thịt phải tinh ý nếu không sẽ bị vỏ hàu vốn rất bén cắt đứt tay.
Do vậy, ai cũng phải dùng bao tay loại dày để đề phòng bất trắc xảy ra. Công việc cạy hàu lấy thịt hầu như chỉ phụ nữ thực hiện và đây cũng là một trong những giải pháp tăng thêm thu nhập cho người dân mặc dù họ phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Bí thư Đảng ủy xã An Cư ông Phạm Văn Ninh cho biết: “Dân sống xung quanh đầm không giàu có gì nhưng năm nay thu nhập từ nguồn lợi trong đầm khá phong phú; không chỉ hàu mà còn có sò huyết, sò lông, điệp, cua và nhiều loài thủy sản khác. Một đêm khai thác có thể thu nhập 200.000 đồng.”
Có thể nói các loài thủy sản sinh sôi tự nhiên trong đầm Ô Loan, trong đó có hàu là nguồn lợi lý tưởng đảm bảo cuộc sống cho hàng chục nghìn dân ở năm xã An Cư, An Hải, An Hoà, An Hiệp và An Ninh Đông (huyện Tuy An) sống quanh đầm rộng hơn 1.570ha này.
Do đó, để nguồn lợi được đảm bảo khai thác lâu dài vấn đề rất quan trọng nhất là phải bảo vệ môi trường sống, nhưng đây lại là điều mà người dân cũng như chính quyền, các ngành chức năng chưa làm tốt. Chính vì thế ô nhiễm nơi đây luôn tồn tại mà chưa xử lý được.
Thực tế, chỉ riêng sản lượng hàu trong đầm Ô Loan mỗi năm cung cấp trên 200 tấn. Sau khi lấy thịt khoảng 40 tấn thì còn lại 160 tấn vỏ phần lớn đều đem đổ trở lại đầm mà không qua xử lý. Chính vì thế, vào mùa nắng nóng quanh đầm luôn bốc mùi hôi khó chịu./.
Hàu nướng phải là hàu còn nguyên vỏ. Người ăn đã tách vỏ xù xì của con hàu làm hai, một nửa vỏ vức đi, phần ruột hàu nằm gọn trong nửa vỏ còn lại mọng ú. Phần ruột hàu đó được sắp ngửa khéo léo lần lượt đều trên một cái đĩa to, ở giữa đĩa có kèm theo một chén dầu ăn đã phi hành lá và đậu phụng rang giã nhỏ thơm phức. Trên bàn đã có mấy chén nước chấm, dĩa rau thơm gồm húng ngò và dưa leo xắt nhỏ, mấy cái bánh tráng nướng, chén chanh ớt tỏi.
Bên cạnh là lò than hừng, một cái vỉ, một đôi đũa. Mấy anh em ngồi lại với nhau, người “chủ xị” gắp từng con hàu trải đều lên vỉ. Lửa đượm, vỏ hàu nóng, phần thịt hàu trong vỏ sôi lên, nước hàu chảy ra tràn xuống lò lửa kêu xèo xèo, người ngồi bên nhẹ tay múc thêm ít dầu hành trong chén đổ vào con hàu rồi gắp xuống khỏi bếp bỏ vào chén của từng người. Cứ chín con nào gắp bỏ cho mọi người ăn con nấy, không để hàu nguội sẽ mất ngon.
Động tác ăn hàu nướng cũng điệu nghệ không kém. Người ăn không cần dùng đũa muỗng, cứ lấy một tay cầm cái vỏ có chứa thịt hàu nướng thơm loáng nước mỡ vừa nướng xong, tay kia lấy cái thìa cho vào thêm tí nước mắm ngon vào con hàu rồi đưa lên, nghiêng vào miệng húp một cái mới đã làm sao.
Mỗi lần thưởng thức một con hàu nướng là cái ngon ngọt cứ thôi thúc mình muốn ăn mãi. Sau mỗi động tác như vậy, người dùng nhấm thêm tí rượu ngon thì cảm giác mới lâng lâng khó tả. Ăn hàu nướng “chạy” bên lò than thế này ngon hơn ăn theo các kiểu chế biến nướng một lần.
Được thưởng thức món hàu nướng chính hiệu ngon, bổ rẻ bên bờ đầm mát rượi thì còn gì thú vị bằng.
Nhiều người dân sống quanh đầm Ô Loan, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cho biết, nếu như trước đây, loài đặc sản hàu (một loài giáp xác 2 mảnh vỏ sinh sôi tự nhiên) trong đầm Ô Loan mỗi năm cho sản lượng ít nhất 200 tấn trở lên thì năm nay hầu như không còn xuất hiện. Muốn có hàu bán cho thương lái, họ phải vào tận khu vực cầu Đà Nông thuộc hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) cách xa đến 70 cây số để khai thác.
Trước đây, người dân sống quanh đầm Ô Loan thuộc 5 xã: An Cư, An Ninh Đông, An Hiệp, An Hòa và An Hải bơi sông ra giữa đầm bắt hàu, mỗi ngày thu nhập từ 100.000 đến 300.000 đồng. Những thời điểm môi trường nước thích hợp, hàu sinh sản nhiều, có người thu nhập được 400.000 đồng/ngày. Chị Nguyễn Thị Tuyết ở xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), một người chuyên đi bắt hàu cho biết: “Chúng tôi bám đầm quen rồi, cứ đến mùa thì đi bắt hàu về bán trang trải cuộc sống. Năm nay tự dưng con hàu cạn kiệt nên nhiều người phải vào tận Đà Nông bắt hàu về bán kiếm tiền”.
Chỉ riêng thôn Tân Long (xã An Cư, huyện Tuy An), từ mờ sáng từng đoàn xe gắn máy với khoảng vài chục người sống ven đầm Ô Loan mang theo các vật dụng hành nghề, cơm đùm đi thẳng vào khu vực cầu Đà Nông bắt hàu. Phụ nữ dò dẫm trên những tảng đá ngập dưới nước mò bắt trong cạn, còn đàn ông ra xa hơn dùng chân rà sát dưới đáy sông hoặc dùng vợt để cào hàu.
Anh Phan Hoàng ở thôn Tân Long sống trước mặt đầm Ô Loan từ nhỏ cho biết, không hiểu sao năm nay hàu ở đây không xuất hiện, vợ chồng anh phải vào tận cầu Đà Nông khai thác. Sau một ngày khai thác, trừ chi phí xăng xe vợ chồng anh cũng có thu nhập khoảng 200.000 đồng. Tuy nhiên việc khai thác này cũng không được thường xuyên do còn phải phụ thuộc vào con nước.
Tại nhà chị Nguyễn Thị Phượng cũng ở thôn Tân Long, có 4 người đang miệt mài tách vỏ hàu để lấy thịt. Người thì đập vỏ vỡ, người dùng dao tách lấy thịt. Trung bình cứ 5 kg hàu thu được 1 kg thịt. Chị Phượng cho biết, trước đây thương lái mua xô, nay họ bắt phân loại, loại nhỏ chỉ còn 30.000 đồng/kg, loại lớn hơn giá 50.000 đến 60.000 đồng/kg hàu thịt. Cả nhà ngồi cạy hàu, mỗi ngày được 4 kg, chảy cả máu tay, nhưng miễn có hàu bán để nuôi con ăn học là điều rất mừng.
Theo nhiều người dân, năm ngoái không có lũ lớn nên cửa biển An Hải bị bồi lấp, dẫn đến nước trong đầm Ô Loan không thoát ra được nên bị ô nhiễm rất nặng. Hậu quả, không chỉ con hàu mà nhiều loài thủy đặc sản khác trong đầm Ô Loan như tôm, cá, cua, sò huyết…cũng bị chết rất nhiều.
Theo kết quả quan trắc môi trường vào giữa tháng 7 vừa qua của Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên, hiện khu vực nuôi trồng thủy sản xung quanh đầm Ô Loan có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ do rong câu phát triển nhiều. Ngoài ra, hầu hết chất thải từ sinh hoạt và chăn nuôi của 1.540 hộ dân sống quanh đầm thải xuống, nên có thể đây là nguyên nhân dẫn đến hàu không xuất hiện./.
Nguồn: Internet